Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa có từ lâu đời. Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo vệ và che chở cho con người. Đạo mẫu là nơi người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Nếu bạn là tín đồ của đạo mẫu thì chắc hẳn bạn không còn xa lạ với khái niệm “tam phủ công đồng”. Sau đây hãy cùng Đồ thờ Trường Yến tìm hiểu kĩ hơn về ban công đồng nhé!
TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG, TỨ PHỦ VẠN LINH
Tín ngưỡng thờ mẫu ở Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ Thánh Mẫu. Thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ xuất hiện khá phổ biến tại nước ta. Đây là tín ngưỡng có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa.
Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu). Đó là đấng tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Tóm tắt
Ý nghĩa của tam phủ trong thời kì khởi nguyên
Trong thời kỳ khởi nguyên, “Tam phủ” vốn là để chỉ ba miền Thiên phủ, Địa phủ và Thoải phủ. Tương ứng với ba phủ này thì đều có vua cha và chư vị thần linh cai quản. Khi ấy, Tam phủ gồm có:
-Thiên phủ (màu xanh): là nơi các chư vị thần linh cai quản bầu trời ngự trị với người đứng đầu là Ngọc Hoàng thượng đế
-Địa phủ (màu vàng): là nơi chư vị thần linh cai quản vùng đất ngự trị, người đứng đầu là Diêm Vương
-Thủy phủ còn gọi là Thoải phủ (Màu trắng): do vua Bát Hải cùng chư vị quan thần của mình cai quản miền sông nước.
Về sau này, khi đạo Mẫu phát triển và có những biến đổi phù hợp với xã hội. Thì hầu hết mọi người khi nghe nói tới Tam phủ thường nghĩ tới 3 vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Tam tòa Thánh Mẫu gồm có: Thượng thiên Thánh Mẫu (Thánh Mẫu đệ nhất) cai quản miền trời. Thượng ngàn Thánh Mẫu (Thánh Mẫu đệ nhị) cai quản miền rừng núi. Thánh mẫu Thoải Phủ (Thánh Mẫu đệ tam) cai quản vùng sông nước.
Tam phủ công đồng là gì?
Tam phủ hay Tam phủ công đồng không phải chỉ có thờ các thánh Mẫu. Mà đó còn là nơi thờ các vua cha và chư vị quan thần được tôn thờ với trật tự chặt chẽ. Trật tự này thường được thể hiện rất rõ trong các giá hầu đồng khi người ta thỉnh Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo những thứ tự nhất định. Điều này lý giải tại sao trong các bài văn khấn ta vẫn thấy giữ nguyên tắc “Con lạy Tam phủ công đồng, Tứ phủ Vạn linh” ở đầu.
“Công đồng” trong Tam phủ công đồng là để chỉ tập thể các quan trong Tam phủ. Ban công đồng trong các đền thờ thường được bố trí như một triều đình với đầy đủ vua quan thực sự theo sơ đồ nhất định.
SƠ ĐỒ BAN THỜ TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG, TỨ PHỦ VẠN LINH
Ban thờ Công Đồng hay điện thờ Tam Tứ Phủ là nơi thờ cúng Thần Phật, 4 vị vua cha, tam tòa Thánh Mẫu, các vị trong cộng đồng Tam Tứ Phủ.
Hàng thứ nhất trong tam phủ công đồng:
Trên cùng ban thờ Tam phủ công đồng là đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài đại diện cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật.
Hàng thứ hai trong tam phủ công đồng:
Hàng thứ 2 trong ban thờ tam phủ công đồng thờ bốn vị vua cha gồm:
- Vua cha Thiên Phủ (Ngọc hoàng thượng đế) có quyền hạn lớn nhất lục giới. Ngài cai quản toàn bộ lục giới: Nhân – Thần – Ma – Yêu – Quỷ – Tiên. Trong Đạo Mẫu Việt Nam Ngọc hoàng được gọi là Vua cha ngọc hoàng (là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
- Vua cha Bát Hải động đình Vĩnh công đại vương: Là vị Vua đứng đầu Thủy phủ. Vua cha Bát Hải Động Đình là cha của Thủy phủ Thánh mẫu Xích Lân Long nữ. Ngài chính là Nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.
- Vua cha Nhạc Phủ – Tản viên Sơn Thánh: Vua cha Nhạc phủ là một vị thần tối linh trong Tứ bất tử của Việt Nam. Đức Thánh Tản là cha của Mẫu Thượng Ngàn, tức La Bình Công Chúa. Trong tứ bất tử thì Tản viên Sơn thánh là vị đứng đầu, ngài còn được phong là Nam Thiên Thánh Tổ.
- Vua cha Diêm Vương: Vua cha Diêm vương còn gọi là Địa phủ Thánh đế Thập điện Minh Vương tòa Chương Địa Phủ. Ngài là vị Vua cha gắn liền trong tín ngưỡng Tam tứ phủ, ngài cai quản miền đất.
(Ngoài nội dung đã ở trên xin bổ sung thêm một ý kiến khác để các bạn cùng hiểu thêm. Các vị vua cha chỉ gồm 3 vị. Vua cha Ngọc Hoàng cai quản thiên giới. Vua cha Bát Hải cai quản các công việc dương gian.Vua cha Diêm Vương cai quản âm giới. Chính vì vậy mới có câu “Tam phủ Công Đồng“. Nhạc phủ cũng được tính dưới quyền cai quản của vua Cha Bát Hải. Tản Viên Sơn Thánh nếu xét trong lịch sử thì Ngài không thể xếp ngang hàng với 3 vị vua cha kia được).
Hàng thứ ba:
Hàng thứ 3 trong ban thờ tam phủ công đồng là nơi ngự của Tam tòa Thánh Mẫu:
- Mẫu đệ nhất Thượng Thiên (áo đỏ):
Mẫu Thượng Thiên còn được gọi là Mẫu Đệ Nhất cai quản miền trời. Với quan niệm của dân gian về Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi) thì Mẫu Thượng Thiên có quyền năng tạo ra mây, mưa, sấm, chớp. Bà có liên quan tới văn hóa nông nghiệp lúa nước của dân tộc ta. Trong Tam Tòa Thánh Mẫu, Mẫu Đệ Nhất thường tọa ở chính giữa trong màu áo đỏ.
- Mẫu đệ nhị Thượng Ngàn (áo xanh):
Thánh Mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh. Bà ngồi bên tay phải của Mẫu Thượng Thiên trong Tam tòa Thánh Mẫu. Bà là Thánh Mẫu gắn bó với con người, cây cỏ và chim, thú.
- Mẫu đệ tam Thoải Phủ (áo trắng):
Mẫu Thoải cai quản miền sông nước. Bà gắn liền với đời sống thủy sinh của người dân từ xa xưa. Bà cũng có liên đới trực tiếp tới thủy tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước.
Hàng thứ tư:
Hàng thứ tư trong ban công đồng thờ ngũ vị tôn quan:
- Quan Đệ Nhất (áo đỏ)
- Quan Đệ Nhị (áo xanh)
- Quan Đệ Tam (áo Trắng)
- Quan Đệ Tứ (áo vàng)
- Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)
Hàng thứ năm:
Là tứ phủ thánh Chầu (còn gọi là từ phủ chầu bà) với các vị đại diện là:
- Chầu Đệ Nhất (áo đỏ)
- Chầu Đệ Nhị (áo xanh)
- Chầu Đệ Tam (áo trắng)
- Chầu Đệ Tứ (áo vàng)
- Chầu Lục (phía ngoài cùng bên phải)
- Chầu Bé (phía ngoài cùng bên trái)
Hàng thứ sáu:
Là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả (áo đỏ). Ông Hoàng Bơ (áo trắng. Ông Hoàng Bảy (áo xanh lam đậm). Ông Hoàng Mười (áo vàng)
Hàng thứ bảy:
Là tứ phủ thánh cô (bên trái) và tứ phủ thánh cậu (bên phải).
- Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ (áo trắng), Cô Tư (áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn (áo chàm xanh).
- Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả (áo đỏ), Cậu Bơ (áo trắng), Cậu Tư (áo vàng), và Cậu Bé (áo xanh).
CƠ SỞ CHẾ TÁC TƯỢNG THỜ GỖ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG
Đồ thờ Trường Yến là cơ sở chuyên chế tác đồ thờ, tượng phật gỗ mít thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng. Đội ngũ gồm những thợ tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm. Các sản phẩm của cơ sở luôn đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Với tâm huyết của người con làng nghề, sản phẩm tượng thờ của chúng tôi mang nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc. Mỗi sản phẩm được làm ra đều được đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ và tâm linh. Sản phẩm của chúng mang tới sự hài lòng của quý khách hàng gần xa với nhiều sự tiện lợi sau:
– Kích thước và kiểu dáng tượng thờ gỗ được tư vấn theo từng không gian và yêu cầu riêng của quý khách hàng.
– Chất liệu sản phẩm đa dạng:
- Chất liệu gỗ: Gỗ Mít, Gỗ Hương, Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Vàng Tâm…
- Chất liệu sơn: Sơn Ta, Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
- Chất liệu lót: Thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
– Sản phẩm sử dụng được trong nhiều không gian như: Đình, Chùa, Đền, Điện, bày trí phòng khách, phòng thờ gia tư, dòng họ,…
– Giá thành: Cam kết giá cả cạnh trạnh nhất thị trường. Giá cả luôn đi kèm với chất lượng sản phẩm.
– Dịch vụ trọn gói đem lại sự thuận tiện cho khách hàng:
- Tư vấn, thiết kế và cung cấp đồ thờ cúng cho đền điện, đền thờ, điện thờ, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng,…
- Làm mới, đóng mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật
- Cung cấp, gia công, chế tác sản phẩm tượng trưng bày tại cửa hàng
- Vận chuyển, bày trí, lắp đặt tại nhà…