Hoành phi, Câu đối thờ và Liễn thờ là tạo ra một phần tổng thể được gia chủ treo ở vị trí cao hơn bàn thờ, thường là áp vào tường phía trong cùng của không gian thờ.
Bộ Hoành phi, Câu đối thờ và Liễn thờ thường được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, chữ viết được ghi bằng Hán tự, chữ Nôm. Hoành phi, Câu đối thờ và Liễn thờ thay đổi tùy theo hoàn cảnh, địa vị của người gia trưởng và tùy theo sự nghiệp của cha ông để lại.
Tóm tắt
1. Hoành phi là gì?
Hoành phi (Chữ Hán:橫扉, : Tiếng Anh: The horizontal lacquered board, Tiếng Pháp: Le panneau laqué horizontal) HOÀNH PHI nghĩa là bảng nằm ngang với HOÀNH là ngang, PHI là phô bày.
Hoành Phi là bức thư họa 書畫 (tranh chữ), được dùng rộng rãi trong dân gian (đình, đền, nhà thờ họ, nhà ở…). Hoành phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt.
Trên bức hoành phi được khắc 3-4 chữ đại tự. Bức Hoành phi được treo cao nhất tại không gian thờ cúng hơi nghiêng về phía trước để người nhìn dễ quan sát và tạo sự cân đối. Việc treo một, hai hoặc ba bức Hoành phi tại không gian thờ là tùy thuộc vào từng gia đình và khu vực thờ cúng. Ví dụ: Ở nhà thờ họ, thờ tổ hoặc đền chùa thì có thể dùng tới hai, ba bức Hoành Phi trong cùng không gian thờ.
Có những loại Hoành phi nào:
- Dạng chữ nhật
- Hình cuốn thư, chân thư cổ
- Dạng chiếc khánh
- Dạng hình ô van
Hoành phi có nhiều loại, có bức hoành phi sơn son chữ vàng, có bức sơn đen chữ đỏ hoặc vàng, cũng có những bức được khảm xà cừ rất cầu kỳ, đẹp mắt. Tuy nhiên, đặc sắc và độc đáo nhất phải kể đến những hức hoành phi được làm bằng kỹ thuật “chạm đắp”, với việc chạm riêng một vài chi tiết như đầu rồng, đầu chim, các loại hoa văn…sau đó đắp vào bức chính. Hoành phi được làm bằng gỗ không mọt (như gỗ mít), được chạm lộng, chạm đắp, gắn kết với nhau thông qua ngàm mộng chứ không dùng đinh. Hình trang trí trên các bức hoành phi như tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ thời (mai, lan, cúc, trúc), hình quyển sách và cây bút, hình thanh gươm… ngoài việc làm nổi bật thêm nội dung của những chữ trên bức hoành phi, còn thể hiện sự sáng tạo và thẩm mỹ của người tạo tác.
Nội dung trên hoành phi:
Nội dung thường là những chữ Hán (không dùng chữ Nôm) viết trên hoành phi (大字 đại tự) thường theo 3 kiểu cơ bản là chữ chân 真, chữ thảo草, chữ triện 篆. Nội dung có khi bày tỏ lòng tôn kính của con cháu đối với tổ tiên và những người có công với đất nước, thông thường chỉ có từ ba đến bốn chữ như: 万古英灵 “Vạn cổ anh linh” (muôn thuở linh thiêng), 留福留摁 Lưu phúc lưu ân (Lưu giữ mãi ơn đức), 護國庇民 Hộ quốc tí dân (bảo vệ nước che chở dân); có khi mang ý nghĩa chúc tụng như 僧财进禄 “Tăng tài tiến lộc” (được hưởng nhiều tài lộc), 福禄寿成 “Phúc lộc thọ thành” (được cả phúc, lộc, thọ), 家门康泰 Gia môn khang thái (Cửa nhà rạng rỡ yên vui)…
2. Thế nào là Câu Đối Thờ
Định nghĩa
Câu đối được liệt vào một thể loại mang tính biền ngẫu, dùng thể thức đối đôi mà biểu hiện ý nghĩa, tư tưởng. Chữ đối (對) ở đây có ý nghĩa đối lập, thành đôi.
Câu đối được người Trung Quốc gọi là Đối liên (對聯), dùng để chỉ một dạng sơ khởi của nó là đào phù tức bùa gỗ đào(桃符). Còn được người xưa gọi là Doanh thiếp, Doanh liên.
Đôi Câu đối thờ được làm từ gỗ,phủ sơn ta, sơn vecni hoặc sơn son thếp vàng thếp bạc theo yêu cầu của gia chủ.
Những nguyên tắc của câu đối
Khi viết câu đối, nếu chọn được câu chữ tuân theo nguyên tắc sau thì đôi câu đối được gọi là chỉnh đối hay đối cân.
Đối ý và đối chữ
Đối ý: hai ý đối phải cân nhau mà đặt thành 2 câu sóng nhau.
Đối chữ: phải xét 2 phương diện thanh và loại.
– Về thanh: thanh bằng đối với thanh trắc và ngược lại.
– Về loại: thực tự (hay chữ nặng như: trời, đất, cây…) phải đối với thực tự; hư tự (chữ nhẹ như: thì, mà, vậy, ru…) phải đối với hư tự; danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ; nếu vế đối này có đặt chữ Nho thì vế kia cũng phải đặt chữ Nho…
Vế câu đối
Một đôi câu đối gồm hai câu đi song nhau, mỗi câu là một vế. Nếu câu ấy từ một người sáng tác gọi là vế trên và vế dưới. Nếu một người nghĩ ra một vế để người khác làm vế kia thì gọi là vế ra và vế đối.
Khi một câu đối do một người làm ra cả hai vế, thì chữ cuối, vế trên, câu bên phải (khi treo) là thanh trắc; còn chữ cuối, vế dưới, câu bên trái là thanh bằng.
Số chữ và các thể câu đối
Số chữ trong câu đối không nhất định, theo số chữ và cách đặt câu có thể chia câu đối ra làm các thể sau:
Câu tiểu đối: là những câu 4 chữ trở xuống.
Câu đối thơ: là những câu làm theo lối đặt câu của thể thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn.
Câu đối phú: là những câu làm theo các lối đặt câu của thể phú, gồm có:
– Lối câu song quan: là những câu 6 đến 9 chữ, đặt thành một đoạn liền
– Lối câu cách cú: là những câu mà mỗi vế chia làm 2 đoạn, một đoạn ngắn, một đoạn dài
– Lối câu gối hạc hay hạc tất: là những câu mỗi vế có 3 đoạn trở lên.
Luật bằng trắc
Câu tiểu đối:
– Vế phải: trắc-trắc-trắc
– Vế trái: bằng-bằng-bằng
Các loại Câu đối thờ
- Câu đối chữ nhật loại thường
- Câu đối lá lật
- Câu đối hình quả bầu
- Câu đối bán nguyệt, kiểu lòng máng ốp cột
- Câu đối có bo khung viền
3. Khái niệm về Liễn Thờ
Cũng giống như Hoành phi và Câu đối thờ, Liễn thờ được làm từ gỗ, sơn son thếp vàng, thếp bạc. Liễn thờ có thể treo riêng hoặc treo chung đồng bộ với Hoành phi – Câu đối thờ.
Thông thường Hoành phi, Câu đối và Liễn thờ được đặt đóng thành một bộ Hoành – Đối – Liễn cùng có tính chất chung từ chất liệu, kích thước, họa tiết hoa văn cổ và câu chữ chạm khắc. Dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề Sơn Đồng chắc chắn quý khách sẽ sở hữu một bộ Hoành – Đối – Liễn hoàn hảo nhất, bộ sản phẩm được hoàn thiện cả thẩm mỹ và mang cùng một ý nghĩa.
Tổng hợp bộ Hoành – Đối – Liễn được trưng bày ngoài việc dùng để trang trí, chúng còn có ý nghĩa khác thể hiện những lời răn dạy con cháu, những giá trị đạo đức truyền thống, lời ca ngợi, ca tụng truyền thống của tổ tông dòng họ và những mong muốn, cầu mong sự an lạc, hạnh phúc và hoan hỷ cho những người con của cả dòng họ.