Sập thờ gỗ hương của làng nghề Sơn Đồng

Sập thờ gỗ hương là một trong những sản phẩm độc đáo của Làng nghề Sơn Đồng, một làng nghề có truyền thống có lịch sử làm đồ thờ gỗ hàng trăm năm nay.

Người Việt từ xưa tới nay rất coi trọng và đặc biệt quan tâm tới thờ cúng ông bà, tổ tiên. Và bàn thờ là vật không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Tùy không gian thờ cúng rộng hay hẹp mà có thể thay thế bằng bàn thờ treo tường, tủ thờ hay sập thờ.

Thông thường những gia đình có điều kiện thì hay chọn sập thờ để thờ cúng. Một chiếc sập thờ được làm bằng gỗ hương, chạm khắc tinh xảo những con vật tứ linh hay hoa mai, hoa sen sẽ làm cho không gian thờ thêm phần sang trọng, trang nghiêm. Từ đó nâng tầm địa vị của chủ nhà trong con mắt mọi người.

Sập thờ gỗ hương của làng nghề Sơn Đồng
Sập thờ gỗ hương chân vuông 22

Sập thờ gỗ hương của làng nghề Sơn Đồng

Làng nghề Sơn Đồng thuộc xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) là làng nghề chuyên chạm khắc, chế tác các loại đồ thờ tượng phật bằng gỗ từ rất nhiều năm nay. Nơi đây có nhiều nghệ nhân nổi tiếng, những người thợ tài hoa đã giành được nhiều giải thưởng, giấy khen của hội nghệ nhân các làng nghề Việt Nam, được nhà nước tặng danh hiệu Làng nghề Mỹ Nghệ Sơn Đồng. Theo Wiki Việt:

Làng nghề Sơn Đồng là 1 làng cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm. Người làng Sơn Đồng không chỉ tài tình trong nghề sơn, tạc, tạo ra được những bức tượng Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười, Đức Thánh Trần, Văn Thù Bồ Tát, Tam Thế Phật, Phật Thích Ca, Phật A di đà, Phật bà nghìn tay nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, Kiệu bát cống, ô sa, cửa võng….cùng vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước, mà từ cái thời xa xưa ấy, người Sơn Đồng đã biết nhắc nhau phải luôn kính trọng nghề tổ tiên ban tặng cho mình: Nghề sơn, tạc tượng thờ – nghề đã tạo nên cho làng quê Sơn Đồng biết bao nghệ nhân có đôi tay tài hoa, được vua Khải Định ban thưởng; được người Pháp phong tặng danh hiệu nghệ nhân.

Những chiếc sập thờ được những nghệ nhân thiết kế, đục đẽo chạm khắc mà thành. Sập thờ ở làng nghề Sơn Đồng được làm bằng gỗ mít, gỗ gụ, gỗ hương, gỗ dổi, xoan đào… trong đó sập thờ gỗ hương là đặc biệt hơn cả.

Gỗ hương là loài gỗ quý được xếp vào nhóm 1 trong các nhóm gỗ tại Việt Nam – nhóm gỗ quý hiếm. Gỗ hương quý hiếm là bởi gỗ cho màu sắc đẹp, vân gỗ thớ gỗ đẹp, có giá trị kinh tế
cao và cực hiếm hiện nay. Đặc biệt, tính ổn định của gỗ rất cao, không cong vệnh hay nứt, chịu được thời tiết hanh khô cũng như mùa đông lạnh của miền Bắc. Gỗ tuy hơi cứng nhưng mà khá chắc. Cũng bởi vì thế mà gỗ hương được lựa chọn làm đồ thờ, thiết kế nội thất, hàng mộc….với giá thành rất cao trên thị trường hiện nay.

Kích thước sập thờ gỗ hương theo phong thủy

Theo Phong thủy, kích thước sập thờ là điều vô cùng quan trọng. Nên chọn theo những cung đẹp trên thước Lỗ Ban bao gồm cung Dương Trạch và cung Âm
Trạch ( Đỏ trên – Đỏ dưới ) thì mới đạt yêu cầu :
– Chiều ngang (dài):
127 cm ( Tiến bảo – Tiến bảo )
153 cm ( Tấn ích – Lục hợp )
175 cm ( Lục hợp – Thiên khố )
197 cm ( Phú quý – Tài vượng )
217 cm ( Bảo khố – Tài lộc )

– Chiều sâu (rộng):
61 cm ( Lợi ích – Tài lộc )
69 cm ( Phú quý – Thêm đinh )
81 cm ( Tài chí – Đăng khoa )
87 cm ( Tài đức – Hỷ sự )
107 cm ( Đại cát – Quý tử )

– Chiều cao :
127 cm ( Tiến bảo – Tiến bảo )
196 cm ( Tấn ích – Đỗ đạt ) – Nếu là bàn thờ treo tường

Giá sập thờ gỗ hương

Như đã nói ở trên, chính vì gỗ hương là loại gỗ quý hiếm cho nên giá gỗ đắt kéo theo đó là giá sập thờ gỗ hương cao hơn sập thờ gỗ mít. Và cũng còn tùy thuộc vào kích thước và độ tinh xảo nữa.

Giá tham khảo chiếc sập thờ gỗ hương kích thước 197 x 127 x 87 cm (Dài x cao x rộng) là 26 triệu đồng một chiếc.

Tốt nhất để mua sập thờ gỗ hương các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể.

Đồ thờ Trường Yến

Địa chỉ: Thôn Đồng – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Hotline: 0936257985

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Nhắn tin facebook Nhắn tin Zalo